Nội dung

Quốc tịch là gì?

Quốc tịch là quan hệ pháp lý giữa một cá nhân và một quốc gia có chủ quyền. Một người có quốc tịch của một quốc gia thì được gọi là công dân của quốc gia đó. Quốc gia sẽ có thẩm quyền pháp lý đối với cá nhân có quốc tịch và cá nhân đó cũng nhận được sự bảo vệ của quốc gia mà họ có quốc tịch. Có thể hiểu, quốc tịch là mối quan hệ pháp lý hai chiều gồm toàn bộ các quyền và nghĩa vụ giữa một cá nhân với một quốc gia mà người đó là công dân. 

Quyền có quốc tịch là một trong những quyền cơ bản đã được quốc tế ghi nhận trong Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền năm 1948. Các quốc gia có chủ quyền cũng đều có các văn bản pháp luật về Luật Quốc Tịch.

Thông thường, mỗi cá nhân chỉ có một quốc tịch cơ bản, dù vậy vẫn có trường hợp các cá nhân có nhiều hơn 1 quốc tịch vì nhiều nguyên nhân khác nhau.

Quốc tịch là gì? Hai quốc tịch là gì? Công dân Việt Nam được sở hữu 2 quốc tịch hay không?

Người có hai quốc tịch là gì?

Đây là trường hợp một người cùng một lúc là công dân của cả hai quốc gia, pháp luật của cả hai quốc gia đều coi người đó là công dân của mình. Người có hai quốc tịch sẽ đồng thời được hưởng các quyền và nghĩa vụ công dân của cả hai quốc gia cùng một lúc.

Vì sao có tình trạng một người có hai quốc tịch?

Có nhiều nguyên nhân ví dụ như các trường hợp sau:

Do xung đột xuất phát từ chủ quyền của quốc gia với công dân thông qua hiện tượng hai hệ thống pháp luật áp dụng vào một vấn đề, ví dụ như quy định của pháp luật quốc gia về trường hợp được hưởng (hoặc mất) quốc tịch. Đơn cử ví dụ, trẻ có bố mẹ là công dân Việt Nam đang đi du lịch tại Mỹ, trẻ được sinh ra tại Mỹ thì theo luật Mỹ thì trẻ sẽ có quốc tịch Mỹ (nguyên tắc nơi sinh) đồng thời vẫn có quốc tịch Việt Nam (nguyên tắc huyết thống). 

Trường hợp một cá nhân có một quốc tịch mới nhưng không tự động bị mất quốc tịch cũ do luật quốc tịch của quốc gia người đó không có quy định về việc tự động bị mất quốc tịch khi sở hữu một quốc tịch mới.

Hoặc một người đã có quốc tịch mới nhưng chưa từ bỏ quốc tịch cũ.

Ưu điểm của người sở hữu hai quốc tịch:
  • Người có hai quốc tịch sẽ đồng thời được hưởng các quyền lợi kinh tế chính trị, phúc lợi của các quốc gia mà họ là công dân.
  • Người có hai quốc tịch có thuận lợi rất lớn trong việc xuất nhập cảnh, cư trú và đi lại trên lãnh thổ các quốc gia mà họ là công dân cũng như trên toàn cầu so với người chỉ có 1 quốc tịch. Đồng thời, cá nhân đó cũng được các nước mà họ là công dân bảo hộ khi họ ở nước ngoài cùng một lúc.
  • Người có hai quốc tịch được hưởng các phúc lợi: giáo dục, y tế, an sinh xã hội của các quốc gia mà họ có quốc tịch.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Công dân Việt Nam được phép sở hữu 2 quốc tịch không?

Điều 4, Luật Quốc tịch Việt Nam ghi rõ: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.” 

Quốc tịch là gì? Hai quốc tịch là gì? Công dân Việt Nam được sở hữu 2 quốc tịch hay không?

Như vậy, công dân Việt Nam sẽ có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn có các trường hợp cho phép công dân Việt Nam có hai quốc tịch như sau:

Trường hợp người quốc tịch nước ngoài xin nhập quốc tịch Việt Nam đồng thời xin vẫn giữ lại quốc tịch nước ngoài.

Trường hợp một cá nhân xin được trở lại quốc tịch Việt Nam đồng thời xin vẫn được giữ quốc tịch nước ngoài. 

Trẻ em là công dân Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi thì vẫn giữ quốc tịch Việt Nam. (Theo Luật Quốc Tịch, Khoản 1, Điều 37).

Luật Quốc Tịch sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 13 có hiệu lực từ ngày 26/6/2014 cho phép người có quốc tịch Việt Nam nhập cư nước ngoài mà vẫn không mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam thì vẫn còn mang quốc tịch Việt Nam. 

LIÊN HỆ CHÚNG TÔI